Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Bản kiến nghị phê phán Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Mặc Lâm, phóng viên RFA

clip_image002  

Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi (phải) và Phó Thủ tướng VN Nguyễn Sinh Hùng (trái) tại Rome hôm 14 tháng 7 năm 2010. AFP PHOTO / Tiziana Fabi

 

Mới đây, một bản kiến nghị của 31 người đồng ký tên gửi cho Bộ Chính trị và các Ủy viên Trung ương đảng phê phán việc làm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng.

Cùng ký tên trong bản kiến nghị với những lời lẽ hết sức gay gắt gồm có 1 Thượng tướng, 3 Trung tướng, 7 Thiếu tướng, 11 Đại tá và 9 cán bộ cao cấp lão thành cách mạng trong đó có một nguyên Thứ trưởng.


Nhiều sai phạm của Chính phủ

Bản kiến nghị nêu lên những thất bại trong chính sách cũng như tư cách của người lãnh đạo quốc gia đã nhiều lần làm nhân dân đặt câu hỏi về tài năng đức độ của họ. Đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bản kiến nghị nhấn mạnh đến trường hợp mới nhất là vụ Vinashin. Dựa vào bản báo cáo của Ban kiểm tra Trung ương Đảng cho biết thì ông Phạm Thanh Bình là người trực tiếp lộng quyền, dối trá và dẫn đến nhiều việc làm sai trái nghiêm trọng khiến cuối cùng tập đoàn này đã vỡ nợ với con số lên tới 84 ngàn tỷ.

Bản kiến nghị ghi rõ, chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới là người chịu trách nhiệm trực tiếp vì đã lập ra tập đoàn này và chỉ đạo ông Bình vào vai trò cao nhất. Tập đoàn Vinashin do chính phủ trực tiếp quản lý nhưng không biết lời lỗ ra sao trong một thời gian dài để rồi khi sụp đổ Thủ tướng Dũng đã ra lệnh cơ cấu lại hầu che lấp lỗi lầm của mình.

Với đồng chí Nông Đức Mạnh, khuyết điểm trầm trọng nhất là ngả hẳn vào bọn Trung Quốc, không thấy được âm mưu muôn đời của Trung Quốc là muốn nuốt chửng nước ta...

Trung tướng Lê Hữu Đức

Riêng với Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, lời lẽ còn gay gắt hơn khi cho rằng ông này cũng liên đới trách nhiệm trong vụ Vinashin. Hơn thế, chính Phó Thủ tướng là người luôn cho rằng Vinashin cần phải được bảo vệ dù bất cứ giá nào.

Bản kiến nghị cũng nhắc lại việc Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng là người hăng hái nhất cổ vũ cho việc phá cho được hội trường Ba Đình bất chấp những di sản quý giá của đất nước, đồng thời vạch ra tư cách không phù hợp địa vị của một Phó Thủ tướng thường trực trong khi ông Hùng tham dự họp Quốc hội.

Khi có Đại biểu hỏi "ông cán bộ nọ có sai phạm sao không thi hành kỷ luật" thì Phó Thủ tướng trả lời "kỷ luật thì không có người làm việc!".

Câu trả lời này được những người ký tên trong bản kiến nghị cho là tùy tiện và chứng tỏ khả năng lãnh đạo của Phó Thủ tướng quá yếu kém. Câu trả lời này cũng bị báo chí vạch ra nhiều lần khiến bộ mặt Chính phủ không thể gọi là đáng nể trọng.

Ông Nguyễn Sinh Hùng bị phê phán là có xu hướng áp đặt và hạn chế dân chủ trong việc cổ vũ cho dự án đường sắt cao tốc, phê phán Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng thiếu lễ độ vì trong khi thảo luận, Đại biểu còn có ý kiến khác thì Phó Thủ tướng giơ tay chém xuống, tuyên bố không thể không làm đường sắt cao tốc.

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cũng là người đưa ra sáng kiến cổ vũ cho việc bãi bỏ Hội đồng nhân dân quận, huyện. Đây là một đề nghị vi phạm Hiến pháp, rõ ràng muốn tạo thế triệt tiêu mọi phê bình dân chủ. Người dân sẽ mất quyền bầu ra cơ quan thay mặt mình để giám sát cơ quan hành chính trực tiếp kiến nghị, phê bình chủ tịch, phó chủ tịch quận, huyện, phường trong các kỳ họp, hoặc bãi miễn họ khi có sai phạm nghiêm trọng.

clip_image004

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev (thứ hai từ phải) và Tổng Bí thư ĐCS VN Nông Đức Mạnh (thứ hai từ trái) tại buổi họp báo ở điện Kremlin của Nga ngày 09 tháng 7 năm 2010. AFP PHOTO

Kết luận của bản kiến nghị yêu cầu Thủ tướng và Phó Thủ tướng nên tự kiểm điểm trước Ban chấp hành Trung ương và xin từ nhiệm.

Đây không phải là bản kiến nghị đầu tiên. Trước đó vào ngày 22 tháng 4 năm 2010 một bản kiến nghị thu thập chữ ký của 18 vị lão thành cách mạng cũng đã được gửi cho Bộ chính trị, Ban Bí thư Trung ương và các Ủy viên Ban chấp hành Trung ương khoá 10 nhằm góp ý, phê bình thẳng thắn bốn nhân vật gồm Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và ông Tô Huy Rứa.

Thẳng thắn phê phán bốn nhân vật này đều tham quyền cố vị, làm việc trong nhiều nhiệm kỳ nhưng tỏ ra không đủ khả năng lãnh đạo, bản kiến nghị yêu cầu cả 4 người không nên tiếp tục ứng cử trong nhiệm kỳ tới tại Đại hội Đảng lần thứ 11.

Vậy thì chính Nguyễn Tấn Dũng là thủ phạm trong hành vi cấm người dân khiếu nại tập thể là hành vi vi phạm hiến pháp, vi phạm pháp luật về khiếu nại tố cáo.

TS luật Cù Huy Hà Vũ

Có điều đặc biệt là bản kiến nghị này đã nêu đích danh Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh là người ngả hẳn theo Trung Quốc một cách công khai. Trung tướng Lê Hữu Đức, người ký tên đầu trong bản kiến nghị, đã ghi thêm phần nhận xét của mình như sau:

"Với đồng chí Nông Đức Mạnh, khuyết điểm trầm trọng nhất là ngả hẳn vào bọn Trung Quốc, không thấy được âm mưu muôn đời của Trung Quốc là muốn nuốt chửng nước ta, không thấy qua 4000 năm dựng nước và giữ nước, vương triều nào nhu nhược chạy theo bọn Trung Quốc là mất nước hay sao? Cần kiểm điểm nghiêm khắc trước khi nghỉ việc để làm gương cho những đồng chí khác tránh vết xe đổ nát của đồng chí Nông Đức Mạnh".

Một quy định vi phạm pháp luật

Sau khi hai bản kiến nghị đựơc xem là gay gắt và mạnh mẽ nhất tung ra thì một quy định của Thanh tra Chính phủ cũng xuất hiện vào ngày 26/8/2010 quy định việc nộp đơn khiếu nại, tố cáo hay kiến nghị gửi đến các cấp không tập trung chữ ký của nhiều người mà phải nộp riêng, từng người một đứng đơn.

clip_image006

Thủ tướng Lào Bouasone Bouphavanh (trái) và Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng (phải) tại Hà Nội hôm 15 tháng 9 năm 2010. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam

Bản quy định nêu rõ khi đơn khiếu nại có họ, tên, chữ ký của nhiều người thì cán bộ xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan chuyển trả đơn và toàn bộ tài liệu kèm theo (nếu có) cho người gửi đơn và hướng dẫn người khiếu nại,viết đơn khiếu nại riêng của từng người, gửi đến cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Ngay sau khi bản quy định này được tung ra, TS luật Cù Huy Hà Vũ đã đưa ra nhận xét:

"Quy định mới của Thanh tra Chính phủ thể hiện tại thông tư 04 ngày 26 tháng 8 năm 2010 về việc cơ quan nhà nước khi nhận đơn khiếu nại phải phân loại ra, nếu đơn nào có chữ ký của nhiều người khiếu nại thì trả lại và bắt người khiếu nại nếu muốn tiếp tục thì phải mỗi người một đơn riêng. Nguồn gốc của thông tư này chính là một văn bản của chính Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng ký.

Đó là nghị định 136 ngày 14 tháng 11 năm 2006 của chính phủ quy định tại điều 6 là trả lại đơn khiếu nại của ông hoặc bà và đề nghị ông bà viết đơn khiếu nại riêng để cơ quan thẩm quyền giải quyết. Vậy thì chính Nguyễn Tấn Dũng là thủ phạm trong hành vi cấm người dân khiếu nại tập thể là hành vi vi phạm hiến pháp, vi phạm pháp luật về khiếu nại tố cáo".

Riêng Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người liên tiếp đưa ra những kiến nghị này xác định rằng ông đã biết có việc ngăn trở này, nhưng đối với ông việc đó không có gì quan trọng vì những người ký tên trong bản kiến nghị đều biết trước việc này. Khi được hỏi liệu quy định này có phải nhằm vô hiệu hóa những kiến nghị tương tự như kiến nghị ông vừa gửi đi hay không, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho biết:

Đến Đại tướng ký biết bao nhiêu đơn kiến nghị nhưng các vị đâu có chú ý đến, thậm chí còn không hồi âm, thế bây giờ bảo chúng tôi là mỗi người ký thì có nghĩa lý gì?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

"Đó là một cách, trước đây thì họ đã quy định từng người. Bữa trước tôi đã trả lời ông Trương Tấn Sang rồi, tôi nói rằng đến Đại tướng ký biết bao nhiêu đơn kiến nghị nhưng các vị đâu có chú ý đến, thậm chí còn không hồi âm, thế bây giờ bảo chúng tôi là mỗi người ký thì có nghĩa lý gì?".

Khi được hỏi liệu trong điều lệ Đảng có quy định về việc trả lời các kiến nghị của Đảng viên trong việc xây dựng Đảng hay không, ông nói:

"Từ trước đến giờ họ chả bao giờ trả lời cả. Đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi bao nhiêu kiến nghị mà họ cũng chả trả lời. Tôi cũng thế, tôi đã gửi bao nhiêu thơ, bao nhiêu kiến nghị cho họ nhưng chả bao giờ họ trả lời cả. Nhưng cái việc tôi làm tiếp thì tôi cứ phải làm. Từ trước giờ theo điều lệ Đảng thì không nói là bao nhiêu lâu thì họ phải trả lời cái thơ này nhưng trong quy định, trong luật thì công dân có kiến nghị có khiếu nại thì các cơ quan hữu quan phải trả lời trong 15 ngày. Tuy nhiên Thủ tướng quy định thì cứ quy định nhưng bây giờ người ta có làm theo luật đâu?".

Giới quan sát chính trị quốc tế cho rằng chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ra thận trọng hơn những chính phủ trước khi đối phó với chính kiến của những nhân vật cao cấp trong quân đội hay trong cấp ủy Đảng. Lý do có lẽ chính quyền lo ngại dư luận quốc tế nên cố gắng tránh càng xa càng tốt những tiếng nói vang lên từ trong Đảng, vì chính quyền biết rõ, càng chống lại thì dư âm của những tiếng nói ấy lại càng vang xa.

M. .

Nguồn: RFA

Phụ lục - các bài liên quan trên Viet-studies
Thư của 31 tướng lĩnh gửi Bộ chính trị

 

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc

_________________________________________________

 

Hà Nội ngày 29 – 8 – 2010

Kính gửi: BỘ CHÍNH TRỊ VÀ CÁC ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG


Trong kiến nghị trước, chúng tôi đã nêu những khuyết điểm của 4 đồng chí Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa để các đồng chí tự kiểm điểm trước ban chấp hành Trung Ương xem xét.

1- Về đồng chí Nguyễn Tấn Dũng: Ngoài những sai lầm và bất cập mà lần trước chúng tôi đã nêu, nay chúng tôi nêu thêm một vấn đề mới: Đó là liên quan đến vụ Vinashin. Như báo cáo của Ban kiểm tra đã nêu Phạm Thanh Bình lộng quyền, dối trá, làm nhiều việc sai trái, làm thất thoát đến 86.000 nghìn tỷ đồng của nhà nước thì đã rõ. Theo chúng tôi Bình phải bị truy tố và xử lý theo pháp luật. Nhưng Phạm Thanh Bình mới chỉ là tội phạm trực tiếp, chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới là người chịu trách nhiệm lớn: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lập ra tập đoàn Vinashin, Thủ tướng giao cho Phạm Thanh Bình nắm, Thủ tướng rót tiền nhà nước cho Vinashin, Vinashin là tập đoàn trực tiếp do Chính phủ quản lý, Phạm Thanh Bình bổ nhiệm con, em, vợ vào những chức vụ quan trọng, Thủ tướng cũng không biết hoặc phó mặc, Phạm Thanh Bình làm ăn thua lỗ, báo cáo dối Thủ tướng có biết không? Đến nay, Vinashin nợ 80.000 tỷ, số tiền khổng lồ đi đâu? Xuống sông, xuống biển hay vào túi những ai? Trong khi không có tiền để xây một cái cầu nhỏ cho con em đồng bào dân tộc đi học, phải leo dây qua sông, nhiều lúc rớt xuống sông. Không xây them được một số trường mầm non công để đồng bào phải xếp hàng dài, chen chúc chạy thi nhau để xin một chỗ cho con …và còn bao nhiêu công việc bức thiết khác. Thủ tương cơ cấu lại Vinashin để trốn tránh trách nhiệm.

2- Về Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: Với cương vị Phó Thủ tướng thường trực, đồng chí cũng phải liên đới chịu trách nhiệm về vụ Vinashin.

Đồng chí là người hăng hái nhất quyết phá cho được hội trường Ba Đình lịch sử, bất chấp sự phản đối của nhân dân, của lão thành cách mạng, cựu chiến binh, trí thức, lại còn giải thích tùy tiện sẽ chụp ảnh trình bày trong hội trường mới vẫn còn di tích. Vậy muốn phá Khuê Văn Các rồi chụp ảnh để lại cũng được à?

Tốn bao nhiêu tiền của Nhà nước thuê phá vội hội trường Ba Đình rồi để đất không gần ba năm lại đi thuê hội trường để họp Quốc Hội. Đó là lãng phí lớn công quỹ một cách vô lý. Điều mâu thuẫn là đền Bạch Mã là di tích lịch sử thì được tôn tạo, nhà thờ họ của một dòng họ có nhiều danh nhân khoa bảng thì được hỗ trợ tôn tạo làm di tích lịch sử, thế mà hội trường Ba Đình đã mấy lần họp Đại Hội Đảng, nhiều lần họp Quốc Hội, một lần họp Hội nghị Diên Hồng thời chống Mỹ, nơi quàn thi hài Hồ chủ Tịch để cả nước và Quốc tế đến viếng … là một di tích lịch sử quan trọng bậc nhất có một không hai thì lại phá đi! Người có lương tri không sao hiểu nổi.

Tại Quốc Hội, khi có đại biểu hỏi: Ông cán bộ nọ có sai phạm sao không thi hành kỷ luật? Phó Thủ Tướng trả lời: Kỷ luật thì không có người làm việc! Thật là tùy tiện, coi thường đối thoại và tỏ ra trình độ về công tác cán bộ thấp. Các đồng chí Trương Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn mất còn có người làm thay việc kia mà! Giỏi chuyên môn như Giáo Sư Tôn Thất Tùng mất có ngừơi thay đựơc, huống chi...

Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng có xu hướng áp đặt và hạn chế dân chủ:

Về dự án đường sắt cao tốc trong khi thảo luận đại biểu còn có ý kiến khác thì Phó thủ Tướng giơ tay chém xuống, tuyên bố không thể không làm đường sắt cao tốc. Đó là thiếu lễ độ trước Quốc Hội và là áp đặt.

Trong khi nghị quyết và lãnh đạo nói mở rộng dân chủ ở cơ sở thì Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng nghĩ ra sáng kiến cho làm thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân Quận, Huyện, Phường (vi phạm hiến pháp). Mà đã làm thí điểm dù thế nào cũng tổng kết là tốt hơn, hay hơn.

Thế là người dân mất quyền bầu ra cơ quan hay mặt mình để giám sát cơ quan hành chính trực tiếp kiến nghị, phê bình chủ tịch, phó chủ tịch Quận, Huyện, Phường trong các kỳ họp, hoặc bãi miễn họ khi có sai phạm nghiêm trọng. Bảo rằng tòan dân trong Quận, Huyện, Phường được bầu trực tiếp chủ tịch thế là dân chủ chứ gì? Mỗi người dân đều có quyền giám sát, kiến nghị phê bình chính quyền. Đó là nói cho ra vẻ nguyên tắc thế thôi, thực tế trên giới thiệu ông, bà nào ứng cử người dân nào có biết ai là ai, cũng bỏ phiếu cho xong thôi.

Chủ tịch có sai phạm đến mấy cũng không thể họp cử tri toàn Quận, Huyện, Phường để bãi miễn được. Còn nói rằng trường hợp đó đã có cấp trên cách chức. Nhưng cấp trên bận nhiều việc thường ít sát thực tế bên dưới, thường được nghe chủ tịch cấp dưới báo cáo, phần nhiều là thành tích, hơn nữa cấp trên cũng có ít người thiết diện vô tư.

Ai cũng biết đến như vị khai quốc công thần Đại Tướng Võ Nguyên Giáp gửi bao nhiêu thư cho lãnh đạo Đảng và Quốc Hội còn không được chú ý, thì người dân gửi thư kiến nghị, phê bình, tố cáo chủ tịch thì đi đến đâu, không khéo còn bị trù dập đi nữa kia. Cứ theo tư tưởng và xu hướng của Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng thì độc đoán, chuyên quyền càng dễ bề phát triển.

Trong nhiệm kỳ của đồng chí Nguyễn Tấn Dũng và đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, đất ruộng mất rất nhiều do đầu tư địa ốc quá nhiều, do địa phương cho thuê đất dài hạn cũng nhiều và 140 sân golf; rừng mất cũng nhiều do lâm tặc tàn phá không trừng trị, do cháy rừng, và cho thuê rừng dài hạn;khoáng sản bị khai thác trộm bừa bãi; lạm phát đồng tiền mất giá, nên giá cả tăng vọt, học phí tăng, viện phí tăng, người nghèo khốn khổ; nhập siêu hàng năm nhiều, dự trữ ngoại tệ mỏng, hàng sản xuẩt trong nước khó cạnh tranh tham nhũng không chống được như lời hứa ban đầu nên hai đồng chí mất tín nhiệm với dân. Nghĩ rằng các đồng chí nên tự kiểm điểm trước ban chấp hành Trung Ương và xin từ nhiệm.

Kính chào!

Những cán bộ cách mạng lão thành và những đảng viên tâm huyết với Đảng với Dân

________________________________________

DANH SÁCH TƯỚNG LĨNH, SĨ QUAN CAO CẤP THAM GIA KIẾN NGHỊ

1- Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh - nguyên UVTƯĐ, nguyên Phó Chủ nhiệm TCCT.

2- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên UVTƯĐ, nguyên Tư lệnh QK4, nguyên Phó Chủ tịch Hội CCBTW.

3- Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, lão thành cách mạng, nguyên UVTWĐ, nguyên chính ủy QK4, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc.

4- Trung tướng Lê Hữu Đức, nguyên phó Tư lệnh QK; nguyên Cục trưởng Cục tác chiến – Bộ TTM.

5- Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu, lão thành cách mạng, nguyên Chính ủy PK- KQ, nguyên phó chủ nhiệm UBKT Đảng ủy Quân sự TW.

6- Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, lão thành cách mạng, nguyên Thứ trưởng LĐ – TB – XH; nguyên Chính ủy kiêm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Lào.

7- Thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh, lão thành cách mạng, nguyên Cục trưởng Cục đối ngoại Bộ Quốc phòng.

8- Thiếu tướng Trần Minh Đức, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên phó Tư lệnh quân khu Trị Thiên, Phó Viện trưởng Học viện Hậu cần.

9- Thiếu tướng Tô Thuận, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng pháo binh.

10– Thiếu tướng Nguyễn Hữu Yên, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên Tư lệnh binh chủng công binh.

11- Thiếu tướng Bùi Quỳ, nguyên Phó Tư lệnh Tăng thiết giáp.

12– Mai Vy: lão thành cách mạng, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn Hóa – Thông tin, 74 năm hoạt động cách mạng, Huân chương Độc lập Hạng 3.

13– Vũ Thuần, Cán bộ lão thành cách mạng, Huân chương Độc lập Hạng 3.

14- Đại tá Trần Bá, CCB, 85 tuổi đời, 64 tuổi đảng, 46 tuổi quân.

15– Đại tá Phạm Hiện, lão thành cách mạng.

16- Đại tá Nguyễn Văn Tuyến, cán bộ tiền khởi nghĩa.

17- Đại tá Trần Nguyên, cán bộ tiền khởi nghĩa.

18- Đại tá Nguyễn Huy Văn (Kim Sơn), chiến sĩ Việt Nam giải phóng quân.

19– Đại tá Ngọc Tất, 85 tuổi đời, 60 năm tuổi đảng.

20- Đại tá Lê Văn Trọng, chiến sĩ bị tù đầy.

21– Đại tá Lê Mai Anh, CCB, luật gia, cán bộ TW Đoàn, cán bộ CP 25 TW, CB Viện Kiểm sát Tối cao.

22- Đại tá Tạ Cao Sơn, Nguyên phó tham mưu trưởng QK2.

23- Đại tá Trần Thế Dương, Chủ nhiệm pháo binh Quân khu Thủ Đô.

24- Hồ Sĩ Bằng, huy hiệu 60 năm tuổi đảng, cán bộ tiền khởi nghĩa, 85 năm tuổi đời, 63 năm tuổi đảng.

25- Nguyễn Văn Bé, 86 tuổi đời, lão thành cách mạng tiền khởi nghĩa, tiền bối Công An Khánh Hòa, chiến sĩ 23-10 mặt trận Nha Trang.

26- Lê Hữu Hà, 64 năm tuổi đảng, Tư lệnh chiến dịch Tây Bắc .

27– Nguyễn Thị Cương, Cán bộ tiền khởi nghĩa, Huân chương Độc Lập Hạng Ba, 64 năm tuổi đảng.

28– Trần Đức Quế, Chuyên viên vận tải, đã nghỉ hưu, tham gia giao liên thời chống Pháp tại vùng tạm chiếm Hà Nội, Huân chương kháng chiến Hạng Nhất.

29- Đại tá Trần Đình, nguyên phó chủ nhiệm chính trị.

30- Nguyễn Văn Chương, Cán bộ CP 38 BKTTN hưu trí.

31- Nguyễn Thị Điểm, Chủ tịch Thanh niên xung phong xã Trung Văn, đảng viên, 79 tuổi đời.

 http://www.viet-studies.info/kinhte/Thu_NguyenTrongVinh_2.htm

 

Thư gửi: Bộ Chính trị - Ban Bí thư Trung Ương 
và các Uỷ viên BCHTƯ Khoá 10 


Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2010

Một trong những nhiệm vụ cơ bản nhất của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng sắp đến (Đại hội 11) là bầu cử được Ban chấp hành T.W. gồm những đại biểu ưu tú nhất của Đảng, những người gương mẫu về phẩm chất đạo đức cách mạng, có bản lĩnh chính trị vững vàng nhất, kiên định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, có ý chí đấu tranh kiên cường bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, có tầm nhìn chiến lược và năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội. Tổng bí thư và các uỷ viên Bộ chính trị phải là những người ưu tú nhất trong BCH.T.W. Dứt khoát không để những người có dính đến tham nhũng và những người Việt gốc nước ngoài vào BCH.T.W.

Để có được một BCH T.W có đầy đủ các tiêu chí nói trên, công tác nhân sự đại hội cần được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, trong sáng và với trách nhiệm cao của mỗi đại biểu.

Nhận thức rõ, đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ người đảng viên ghi trong điều lệ Đảng, chúng tôi những cán bộ cao cấp đã nghỉ các chức danh công tác trong biên chế nhà nước, đã 80, 90 tuổi đời; 60-70 tuổi Đảng, đã đem cả tâm trí và sức lực của đời mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, xin được đóng góp một số ý kiến về công tác nhân sự đại hội:

1. Phải đảm bảo các đại biểu về dự đại hội có đầy đủ các tiêu chí cần thiết, phải là những người ưu tú nhất về phẩm chất, đạo đức, năng lực. Bộ chính trị, Ban Bí thư T.W. khoá 10 và Ban thẩm tra tư cách đại biểu cần đề cao trách nhiệm, rà soát kỹ lưỡng, kể cả với những đại biểu là uỷ viên T.W khoá 10 để phát hiện và trình đại hội xem xét tư cách những đại biểu vừa qua có vi phạm kỷ luật và những và có dấu hiệu vi phạm kỷ luật, những người có dính đến tham nhũng, những đại biểu là người Việt gốc nước ngoài.

2. Danh sách để bầu BCH T.W. phải tổng hợp từ 3 nguồn:

- Một phần do BCH.T.W cũ đề cử (khoảng 60%). 
- Một phần không nhỏ nên để các Đảng bộ, các đảng viên, đoàn đại biểu đề cử. 
- Một phần nên khuyến khích đại biểu tự ứng cử.

Danh sách để bầu (tính cả chính thức và dự khuyết) nên có số dư ít nhất 25% so với số cần bầu.

Danh sách bầu B.C.T, Ban bí thư, UBKT T.W cần có số dư ít nhất 25%.

Danh sách bầu chức danh cụ thể nên có từ 2 người trở lên.

- Nên để đại hội trực tiếp bầu Tổng bí thư. Vì lẽ đó việc thông qua điều lệ sửa đổi nên làm trước lúc bầu cử.

3. BCH T.W. khoá 11 không nên vượt số lượng 150, không nên cơ cấu rải đều Bộ, ngành, tỉnh, thành nào cũng có uỷ viên T.W., quan trọng là chất lượng.

Trẻ hoá là cần, nhưng không quá cứng nhắc về tuổi tác, mà cần một sự kế thừa, hài hoà giữa các độ tuổi. Cũng cần có ngoại lệ vể tuổi tác với chức danh Tổng bí thư. Nếu có đồng chí ưu tú nổi trội hơn cả trong các đảng viên ưu tú, phẩm chất đạo đức gương mẫu, tuyệt đối trung thành với lý tưởng, với dân, với nước, có năng lực, có tầm nhìn xa, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý chí tự cường tự chủ, có tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền và lợi ích quốc gia, tác phong dân chủ, có uy tín trong Đảng trong dân, có khả năng đoàn kết toàn Đảng, toàn dân tộc thì vấn đề tuổi không đặt ra, miễn là còn đủ sức khoẻ đảm đương trọng trách.

4. Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ 11, phải thực sự dân chủ, phải thể hiện tốt tinh thần phê bình, tự phê bình, phải có tính chiến đấu, phải tranh luận để tìm ra cái đúng cái sai, không nên phát biểu theo đơn đặt hàng. Bỏ lối tham luận tràng giang đại hải, nói vài câu “nhất trí với báo cáo” rồi kể lể thành tích của tỉnh mình, ngành mình một cách vô bổ.

Các vấn đề chung của đại hội cần được tiến hành trong các phiên họp công khai, hết sức hạn chế những cuộc họp riêng tại các đoàn đại biểu, không nên quá lạm dụng các phiên họp trù bị. Cần dành tối đa thời gian đại hội cho việc thảo luận tranh luận tại hội trường.

5. Hiện tại số đảng viên trong đội ngũ cán bộ hưu trí các chức danh trong biên chế nhà nước và theo luật lao động chiếm già một nửa trong tổng số trên 3,1 triệu đảng viên. Đảng viên không hưu trí về Đảng, họ vẫn có đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi trong Đảng, họ phải được đối xử bình đẳng như những đảng viên đương chức, đương quyền. Vì lẽ đó trong đại hội Đảng các cấp cho đến đại hội toàn quốc của Đảng, họ cần có một tỷ lệ thích đáng trong thành phần đại biểu đại hội các cấp. Nếu đủ tiêu chuẩn và sức khoẻ họ có quyền ứng cử vào các cấp uỷ Đảng từ cơ sở quận, huyện, tỉnh thành đến T.W.

6. Để giúp các đồng chí trong Bộ chính trị, Ban bí thư T.W Đảng kiểm điểm trách nhiệm của mình trước BCH.T.W và trước đại hội, rút ra được những bài học cần thiết không những cho bản thân mà còn cho những đồng chí giữ các trọng trách trong Bộ chính trị - Ban Bí thư T.W. khoá 11, chúng tôi sẽ lần lượt tham gia ý kiến, trước mắt trong phạm vi bức thư này, xin được góp ý với 4 đồng chí:

l.  Với Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, nói thực là cả bản thân chúng tôi cũng như dư luận đông đảo cán bộ, đảng viên thất vọng về những gì mình mong đợi và hy vọng ở 2 nhiệm kỳ Tổng bí thư của đồng chí. Dư luận chê nhiều hơn khen bản lĩnh chính trị của đồng chí trong ứng xử với nhiều sự kiện, nhiều công việc cả đối nội và đối ngoại. Người ta không lý giải được đó là do năng lực hay do sức ép nào đó? Dư luận nhiều cán bộ đảng viên cho rằng trong lúc đồng chí chưa thực hiện đầy đủ chức năng Tổng bí thư (việc chính của mình) trong xây dựng Đảng lại lấn sân sang việc của Chủ tịch nước và Thủ tướng (thoả thuận, ký kết với các chính phủ nước ngoài một số nội dung thuộc chức năng nhà nước). Có dư luận cho rằng đồng chí đã vi phạm nguyên tắc trong quan hệ với nước ngoài ở những vấn đề mà Bộ chính trị chưa bàn bạc.

Là Tổng bí thư song ít thấy đồng chí chủ động phát hiện và đề xuất những vấn đề cần bàn, những vấn đề bức xúc của Đảng, của đất nước để Bộ chính trị bàn bạc thảo luận. Chẳng hạn như phá bỏ hội trường Ba Đình sau khi có phản ứng quyết liệt của lão thành cách mạng, của các nhà khoa học, của đa số nhân dân; cho nước ngoài đầu tư khai thác Bô-xít Tây nguyên; vấn đề chủ quyền trên biển đảo; vấn đề công nghiệp quốc phòng, hiện đại hoá quân đội; các vấn đề nổi cộm về sai phạm của Tổng cục II, và Nguyễn Chí Vịnh. Nguyễn Chí Vịnh phẩm chất xấu xa, làm nhiều sai trái, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư cho T.B.T không nên đề bạt Trung tướng, đ/c Nông Đức Mạnh trả lời Đại tướng là “không thăng Trung tướng, còn chưa biết đưa đi đâu để rèn… luyện”, nhưng rồi vẫn đề bạt Trung tướng và Thứ trưởng quốc phòng, còn tặng huân chương cao nữa (mà đ/c lại là Bí thư Đảng uỷ quân sự), để một số nơi cấp uỷ can thiệp sâu vào việc truy tố xét xử; các vụ án mà BCH T.W. khoá 8, bàn giao cho T.W khoá 9. Là người đứng đầu Bộ chính trị, với trách nhiệm chủ yếu trong việc xây dựng Đảng, đã để những vấn đề cốt lõi trong Đảng như dân chủ nội bộ không thực hiện, xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên làm quá ít. Tệ quan liêu chuyên quyền độc đoán phát triển mạnh; phê bình tự phê bình dần dần vắng bóng trong sinh hoạt của các tổ chức Đảng, từ cơ sở đến T.W., đến Bộ chính trị. Hai nhiệm kỳ rồi mà cái gọi là một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên có chức có quyền tiêu cực chẳng những không được thu hẹp mà lại lớn dần lên. Mất dân chủ và cán bộ hư hỏng đã làm cho Đảng mất tín nhiệm quá lớn. Nhiều dư luận cho rằng Tổng bí thư đã lợi dụng chức quyền để gò ép nơi này nơi kia đưa con trai, con gái, con rể vào các chức danh mà năng lực, phẩm chất, đạo đức không tương xứng.

2.  Đồng chí (đ/c) uỷ viên B.C.T Nguyễn Phú Trọng: Qua hai nhiệm kỳ tham gia Bộ chính trị, với vai trò là Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng lý luận T.W., Chủ tịch Quốc hội, tuy có làm được một số việc, nhưng so với trọng trách thì còn nhiều hạn chế. Cả một thời gian dài là Bí thư Thành uỷ Hà Nội để thành phố quá trì trệ; để nhiều cán bộ dính đến tiêu cực về tài sản, tài chính, nhà đất, có cả Chủ tịch và một số Phó chủ tịch thành phố. Nghiêm trọng là để cho Chủ tịch lợi dụng chức quyền làm giầu, dùng tiền công quỹ mua ô tô quá đắt, quá sang để dùng (người ta bảo rằng 3000 con trâu của nông dân). Lên T.W. với cương vị Chủ tịch Hội đồng lý luận chưa thấy phát hiện được vấn đề gì mới về lý luận, nhiều dư luận cho đồng chí giáo điều, sao chép.

Là Chủ tịch Quốc hội chưa phát huy dân chủ, trí tuệ của các đại biểu và quyền lực cao nhất của quốc hội chỉ xin nêu một vài việc điển hình:

- Việc phá bỏ hội trường Ba Đình, một di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu của thời kỳ đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc, gắn với nhiều hoạt động của Bác Hồ; gắn với 10 nhiệm kỳ Quốc hội với nhiều đại hội Đảng toàn quốc vậy mà bất chấp các kiến nghị tâm huyết của đông đảo các nhà lão thành cách mạng, các nhân sĩ tri thức, các nhà khoa học, nhà quản lý và tuyệt đại đa số nhân dân, đồng chí đã thuyết phục bằng được Quốc hội biểu quyết thông qua.

- Việc mở rộng thủ đô Hà Nội, xoá đi hẳn một tỉnh để nhập vào một đơn vị khác vậy mà Chủ tịch Quốc hội không chủ động đưa vấn đề trọng đại đó ra Quốc hội bàn bạc thấu đáo, đưa Quốc hội vào tình thế “việc đã rồi”, chẳng làm thế nào khác được!

- Vấn đề đầu tư khai thác Bô-xít ở Tây Nguyên, một việc liên quan đến an ninh - quốc phòng không những ở Tây Nguyên mà với cả nước; liên quan đến môi trường không những ở Tây Nguyên mà với nhiều tỉnh thành Nam bộ; liên quan đến lợi ích đồng bào thiểu số Tây Nguyên; liên quan đến vẼ/div>

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét